Máy cắt sắt Tìm hiểu về cấu tạo và cách sử dụng bảo quản máy
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CÔNG NGHIỆP HÒA PHÁT
Thứ Ba,
03/05/2022
Máy cắt sắt là một trong những máy đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong các công trình, công xưởng hay các khu công nghiệp. Nhiều chủ đầu tư, nhiều chủ xưởng vì vậy cũng mua một máy cắt sắt sử dụng cho công việc của mình.
Tuy nhiên, trước khi mua máy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo và cách sử dụng, bảo quản máy cắt sắt, những loại máy cắt sắt để có thể lựa chọn một sản phẩm ưng ý nhất, phù hợp nhất với bạn nhé!
Máy cắt sắt được ứng dụng vào việc gì
* Khái niệm:
Máy cắt sắt là một loại máy sử dụng động cơ điện vận hành lưỡi cắt để pha tấm, cắt đoạn sắt, thép, nhôm hay inox. Máy được sử dụng hầu hết trong các xưởng sản xuất nhôm kính, xưởng cơ khí, xưởng chế tạo máy móc hay các công trình xây dựng
* Ứng dụng:
Máy có ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nó được dùng khi bạn cần cắt từng tấm nhôm thành các kích thước khác nhau cho công việc của mình.
Máy còn được dùng để hỗ trợ công nhân xây dựng cắt sắt, thép thành từng đoạn phục vụ cho việc là móng công trình, dựng cột, dựng thanh xà ngang, làm tấm đổ bê tông, tấm đan …
Ngoài ra, máy còn được sử dụng rộng rãi trong các xưởng cơ khí để giúp công nhân cắt nhôm, cắt sắt, cắt thanh inox, … Nhờ có máy cắt sắt mà công việc của bạn trở nên nhanh hơn, không tốn thời gian, công sức mà thành phẩm tạo ra có kích thước đúng tỉ lệ, đúng thông số không có sự sai lệch như khi bạn cắt thủ công.
Cấu tạo chung máy cắt sắt:
Khi tìm hiểu về máy cắt sắt bạn không thể không tìm hiểu về cấu tạo của máy. Biết được cấu tạo của máy để bạn có thể tháo, lắp và sử dụng chúng đúng nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất Về cơ bản, máy cắt sắt có cấu tạo đơn giản với các bộ phận được bảo vệ bởi lớp vỏ máy sơn tĩnh điện chống rỉ xét, chống ăn mòn tốt.
Cấu tạo chung của máy cắt sắt
bao gồm các bộ phận chính sau:
Phần chân máy:
Phần đế máy: Công tắc tắt/bật:
Tay cầm:
Động cơ máy: Bộ phận kẹp vật liệu: Bộ phận lò so: Phần chân đế máy cắt:. Được thiết kế với chân đế rộng có lót cao su bên dưới. Để giúp máy có thể bám chắc vào nền công trình, công xưởng. Không bị di chuyển gây ra sai lệch kích thước của tấm cắt. Bộ phận kẹp vật liệu khi cắt:. Đây là một thiết kế thông minh. Bộ phận này giúp cố định chắc chắn vật cần cắt.
Để đảm bảo độ chính xác tời từng milimet của vật cần cắt. Công tắc bấm on/off:. Là nút điều chính bật hay dừng máy, nút này.
Được thiết kế ngay bên dưới tay cầ giúp máy thuận tiện hơn khi bạn sử dụng. Hệ thống lò so của máy:. Được lắp đặt, thiết kế phía dưới khung đặt vật cắt. Để cố định vị trí điểm đặt vật cắt.
Động cơ máy: Đây là bộ phận quan trọng nhất, là cốt lõi của máy để máy có thể hoạt động được. Nếu động cơ bị hỏng máy sẽ không thể hoạt động được.
Phần khung bảo vệ máy: Là phần vỏ bên ngoài máy bao bọc quanh các bộ phận của máy giúp bảo vệ lưỡi cắt và quan trọng hơn nữa là nó giúp máy không bị rung lắc khi hoạt động.
Dưới đế máy có 4 chân đế bằng cao su giúp chống trơn trượt rất tốt đặc biệt là trong điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng.
Cách sử dụng máy cắt sắt
Một máy cắt có bền hay không là do một phần cách sử dụng và bảo quản của bạn. Một máy cắt dù có là hàng chính hãng, hàng tốt. Nhưng nếu nó không được sử dụng đúng cách, không được lắp ráp chắc chắn. Cũng như không bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên. Máy đó cũng sẽ nhanh chóng bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Giống như các loại máy cắt không chính hãng khác.
Vậy sử dụng máy cắt như thế nào là chuẩn nhất?
Trước tiên, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của nhà sản xuất đưa ra. Bởi những kiến nghị này các nhà sản xuất đã nghiên cứu và thử nghiệm từ thực tế qua quá trình sản xuất.
Điều này giải thích rõ cho bạn tại sao các nhà sản xuất đưa ra những thông số kĩ thuật của từng máy.
Thứ hai, trước khi khởi động máy bạn cần kiểm tra kĩ các bộ phận của máy. Xem động cơ máy có hoạt động bình thường không, có tiếng kêu, tiếng ồn gì khác thường không. Phải kiểm tra kĩ nguồn điện, dây diện, công tắc điện xem đã đảm bảo an toàn chưa. Dây diện có bị đứt, hở không, công tắc điện có bị lỏng không, …
Kiểm tra các bộ phận có bị long ốc hay lỏng ốc không. Tránh trường hợp gây ra tại nạn khi máy đang hoạt động gây nguy hiểm cho bạn và người xung quanh. Thứ ba, cho thanh sắt, thép hay kim loại cần cắt vào máy. Kẹp cố định theo tỉ lệ bạn muốn cắt và cắm điện, bật công tắc và tiến hành bấm nút on/off để máy hoạt động.
Kết luận
Máy cắt sắt được ứng dụng vào việc gì; Cấu tạo chung máy cắt sắt; Cách sử dụng máy cắt sắt là những gì chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong bài viết này. Hãy liên hệ với chúng tôi Hotline 0339.60.2222 - 09.44.88.0123 để được biết thêm thông tin về giá máy cắt sắt và được giải đáp các thắc mắc của bạn nhé.