Hướng dẫn chọn cốp pha phù hợp để thi công công trình
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CÔNG NGHIỆP HÒA PHÁT
Chủ Nhật,
15/05/2022
Cốp pha còn được gọi là khuôn đúc bê tông, được sử dụng trong ngành xây dựng để tạo kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cốp pha như: cốp pha ván ép, cốp pha nhựa, cốp pha nhôm... Tùy thuộc vào từng công trình và chi phí mà nhà thầu sẽ cân nhắc để lựa chọn được loại phù hợp.
Cốp pha ván ép công nghiệp
Hay còn được gọi là ván cốp pha hay cốp pha phủ phim. Nếu như nhiều năm trước, nhiều người dùng còn chưa biết cốp pha phủ phim là gì thì ngày nay, loại vật liệu này đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng.
Cũng có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, nhưng loại cốp pha này được làm từ những loại gỗ ngắn năm, trải qua các công đoạn nghiền bột, ép, sấy dưới nhiệt độ cao để tạo thành tấm, thêm một số phụ gia và keo chống nước kết dính các lớp lại với nhau, bề mặt ngoài cùng được phủ phim nên đảm bảo hơn về độ đồng đều, trơn bóng, giúp mang lại bề mặt nhẵn bóng cho bê tông sau thi công gần như tuyệt đối, thợ thi công sau đó không cần trải qua các bước tô trét vữa như khi sử dụng các loại cốp pha truyền thống khác, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.
Ngoài ra, do được tạo thành từ các lớp ván công nghiệp nên loại cốp pha này có trọng lượng nhẹ, giúp cho quá trình vận chuyển, lắp đặt thi công diễn ra một cách dễ dàng, an toàn hơn, đặc biệt là với những công trình có độ cao lớn. Do có tính chất chịu nước tốt, nên ván cốp pha có thể sử dụng được trong điều kiện mưa, ẩm ướt, thậm chí có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho nhà thầu.
Cốp pha thép định hình
Với chất liệu bằng kim loại nên cốp pha thép, trọng lượng nặng nên dòng cốp pha này chỉ được sản xuất với những tấm nhỏ. Mặc dù ưu điểm của nó là có độ bền rất cao, nhưng trong quá trình sử dụng, do trọng lượng nặng nên phải huy động rất nhiều nhân lực, ghép từng tấm nhỏ thành tấm có diện tích lớn. Khi thi công, nguy cơ xảy ra tai nạn khá cao nên phải sử dụng hệ thống giàn giáo chắc chắn để làm bệ đỡ.
Không giống như cốp pha ván ép, do đặc thù trọng lượng nặng nên quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng rất khó khăn và mất thời gian. Thêm vào đó, bề mặt thép không trơn láng nên rất dễ bị bám dính bê tông, vữa. Bất tiện này khiến nhà thầu phải tiến hành vệ sinh sau mỗi lần sử dụng và cũng gây hao tổn vật liệu. Bề mặt bê tông được tạo thành từ cốp pha thép là không bằng phẳng, nên phải tô trát thêm vữa, mất khá nhiều thời gian.
Cốp pha gỗ tự nhiên
Là loại cốp pha được ghép từ các thanh gỗ tự nhiên với độ dày phù hợp, tạo thành một tấm có bề mặt bằng phẳng để phục vụ cho việc đổ bê tông vào khối.
Tương tự như cốp pha thép định hình, vì có trọng lượng nặng nên loại này cũng chỉ được gia công với diện tích nhỏ, khi thi công cũng cần nhiều nhân lực để ghép các tấm lại với nhau. Ngoài ra, với chất liệu gỗ tự nhiên, có thể bị cong vênh, co ngót trước các tác động của thời tiết nên cốp pha gỗ tự nhiên không đảm bảo được độ phẳng, nhẵn cho bề mặt bê tông một cách tuyệt đối, việc sử dụng cũng phát sinh thêm chi phí lớp phủ tạo bề mặt ván khuôn.
Kết luận
Như vậy có thể thấy, so với 2 loại còn lại thì cốp pha ván ép phủ phim có nhiều ưu điểm và tiện dụng hơn cả. Đó cũng chính là lý do cho sự phổ biến của loại cốp pha công nghiệp này trong lĩnh vực xây dựng ngày nay.