Đầu nổ Diesel loại nào tốt và giá cả hợp lý?
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CÔNG NGHIỆP HÒA PHÁT
Chủ Nhật,
15/05/2022
hằm giúp người dùng có thể lựa chọn động cơ diesel chất lượng, tốt nhất cùng tham khảo nhanh bài viết tư vấn mua động cơ dầu tốt nhất dưới đây. Bài viết chia sẻ chi tiết nội dung cần biết về máy nổ cho người dùng.
Động cơ diesel thiết bị điện cơ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Vậy nên lựa chọn dòng máy như nào mới tốt nhất? cách vận hành, sử dụng thiết bị này như thế nào? cùng Hòa Phát tìm hiểu qua bài viết Động cơ Diesel loại nào tốt và giá cả hợp lý? dưới đây để có thêm thông tin hữu ích cùng với lựa chọn tốt nhất nhé!
Động cơ diesel là gì?
Động cơ diesel giá rẻ hay còn gọi là động cơ dầu, máy nổ diesel, máy nổ dầu... được phát minh vào năm 1982 do một kỹ sư người Đức. Đây là loại động cơ đốt trong, hoàn toàn khác với động cơ xăng thông thường. Loại động cơ hoạt động sự cháy của nhiên liệu xảy ra trong buồng đốt khi piston đi tới gần điểm chết bên trong kì nén. Đây là sự tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén.
Và nhiên liệu sử dụng của loại động cơ này chính là dầu diesel, một dạng nhiên liệu lỏng được chế tuef dầu mỏ với thành phần chưng cất nằm giữa dầu hỏa và dầu bôi trơn. Thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 – 370 độ C.
Bạn có thể hiểu nôm na, động cơ diesel là loại động cơ hoạt động nhờ sử dụng dầu diesel.
Động cơ diesel hoạt động như thế nào?
Nói về chu trình hoạt động thì động cơ diesel bao gồm có 4 kì sau đây:
- Kì nạp: Khi bắt đầu chu kì, pitong sẽ di chuyển xuống phía dưới của xi lanh làm cho van dẫn vào sẽ mở để hút khí vào.
- Kì nén: Sau đó, vào cuối kì nạp van dẫn vào sẽ đóng lại. Pittong sẽ được đi lên và nén không khí lại.
- Kì nổ: Tiếp theo, tại đầu kì nổ, nhiên liệu được phun vào trong buồng đốt. Thiết bị sẽ đánh lửa và đẩy pittong đi xuống.
- Kì xả: Và ở kì cuối cùng, sau khi pittong đẩy lên van xả sẽ mở, khí bị đốt cháy thoát ra ngoài.
Phân loại động cơ diesel
Hiện nay có khá nhiều cách để phân loại động cơ dầu chất lượng như theo đặc điểm cấu tạo hay theo chu trình công tác.... cùng xem chi tiết dưới đây:
Phân loại theo đặc điểm cấu tạo:
-Theo số xylanh: Động cơ một xylanh, động cơ nhiều xy lanh….
-Theo cách đặt xylanh: Động cơ đặt thẳng đứng, tên ngang, thẳng hàng, động cơ chữ V, hình sao…
- Theo đặc điểm cấu tạo buồng đốt và nguyên tắc hình thành hoà khí:
+ Động cơ diesel dùng buồng đốt thống nhất
+ Động cơ diesel dùng buồng đốt dự bị: Bao gồm 2 loại là buồn đốt dự bị rối và buồng đốt dự bị xoáy lốc .
Phân loại theo chu trình công tác:
- Động cơ diesel 2 kỳ: Loại động cơ có chu trình công tác được thực hiện trong 2 hành trình piston hoặc 1 vòng quay trục khuỷu.
- Động cơ diesel 4 kỳ: Loại động cơ có chu trình công tác được thực hiện trong 4 hành trình piston hoặc 2 vòng quay trục khuỷu.
Phân loại theo phương pháp nạp của chu trình công tác:
- Động cơ không tăng áp: Động cơ có quá trình hút không khí vào xylanh là do piston hút không khí trực tiếp từ khí trời (động cơ 4 kỳ) hoặc do không khí quét được nén tới áp suất đủ để thực hiện nạp đầy vào xylanh(động cơ 2 kỳ).
- Động cơ tăng áp: Là loại động cơ có không khí hút vào xylanh và có áp suất lớn hơn áp suất khí trời, nhờ thiết bị tăng áp (động cơ 4 kỳ) hoặc việc quét xylanh và nạp không khí được thực hiện nhờ không khí có áp suất cao, mật độ khí nạp tăng làm tăng khối lượng khí nạp vào xylanh.
Và hiện nay phổ biến nhất chính là kiểu phân loại theo chu trình công tác, với 2 loại phổ biến là động cơ diesel 2 thì và 4 thì, hầu hết các động cơ này đều sử dụng chu trình 4 kỳ với một số động cơ lớn hơn mới hoạt động chu kỳ 2 kỳ. Thường thì các xilanh được sử dụng trong bội số của 2, tuy nhiên thực tế thì có thể sử dụng lượng xilanh thoải mái miễn sau tải trên trục khuỷa luôn cân bằng để tránh rung động quá mức.
Công dụng của động cơ diesel
Phương tiện giao thông: Hầu hết các phương tiện đường bộ hạng nặng hiện đại như xe bus, tàu, xe lửa, xe tải, xe lửa đường dài và các xe nông nghiệp khai thác mỏ... đều cần sử dụng đến động cơ diesel để máy có thể hoạt động và chạy. Tuy nhiên ở một số nước hiện nay hầu hết họ đã chuyển sang động cơ xăng vì độ ồn thấp hơn và giá thành cũng rẻ hơn.
Hãng hàng không: Một lĩnh vực không thể bỏ qua chính là những chiếc máy bay, ngay từ cuối những năm 1930 động cơ dầu đã được sử dụng để vận hành máy bay dễ dàng, an toàn và hiệu quả.
Động cơ tốc độ cao được sử dụng cho máy kéo, du thuyền, xe bus, ô tô, máy phát điện, máy bơm, máy nén khí, xe tải... Các loại động cơ diesel công suất lớn được sử dụng và cung cấp cho các loại tài lớn chạy dọc biển cả.
Các ngành khai thác mỏ, khoáng sản chủ yếu dựa vào động cơ diesel để khai thác tài nguyên thiên nhiên như quặng sắt, kim loại quý, dầu, khí than.... các loại xẻng, máy khoan sử dụng nhiên liệu diesel khai quật các sản phẩm này và đưa chúng vào những chiếc xe tải khổng lồ hoặc trên những băng chuyền vận chuyển cùng loại nhiên liệu. Có thể thấy, động cơ diesel được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho các ngành khai thác....
Có nên mua động cơ diesel không?
Với những thông tin chúng tôi phân tích ở trên đây chắc hẳn phần nào đó đã giúp cho bạn có cho mình lựa chọn có nên mua động cơ diesel hay không, cùng xem qua về ưu nhược điểm của thiết bị này dưới đây để trả lời cho mình câu hỏi liệu nên hay không nên mua loại động cơ này nhé.
Ưu điểm của động cơ diesel:
- Hiệu suất hoạt động cao hơn động cơ xăng lên đến 1,5 lần.
- Động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu diesel khá rẻ so với động cơ xăng, tiết kiệm cho người dùng. Bên cạnh đó, dầu diesel khá an toàn cho người dùng, ít gây nguy hiểm không thể tự bốc cháy ở nhiệt độ thường.
- Động cơ khá bền ít khi bị hư hỏng do không sử dụng bộ phận đánh lửa và bộ chế hòa khí. Ngoài ra, động cơ diesel có khả năng chịu sức tải lớn hơn động cơ xăng mang lại sự thuận tiện cho người dùng.